TÌM HIỂU VÀ CHĂM SÓC SEN ĐÁ

“SEN ĐÁ DỄ CHẾT LẮM!”
MÌNH CÓ CHĂM SÓC, TƯỚI CÂY NHƯNG CÂY VẪN CHẾT!”
– – – – –
.
Đây là những câu chia sẻ của khách hàng khi được Cú đề xuất trồng sen đá hay xương rồng. Thật buồn khi loài cây sống mãnh liệt này lại bị xếp vào loại cây dễ chết. 
Bạn ơi, Sen đá không yếu đuối vậy đâu, cây chết có thể là do bạn “chăm sóc” chúng quá nhiều!
.
Một chiếc ban công đầy nắng vàng, hay bệ cửa sổ thoáng gió, một chậu đất tơi xốp là nơi sống lý tưởng cho những chậu sen đá của chúng mình rồi đó.
.
.
Ban công, cửa sổ là những nơi thích hợp trồng cây mọng nước
.
...Sen đá – Xương rồng (gọi chung là cây mọng nước) là loài dễ sống, chịu được nắng gió khắc nghiệt. Chỉ cần nắm các đặc điểm cơ bản thì đa số các loại mọng nước của bạn chắc chắn sẽ phát triển thật khỏe mạnh.
.
Một số các yếu tố quan trọng để cây sống khỏe đó là:
.
NƯỚC:
Bạn hãy luôn nhớ “THÀ ĐỂ KHÔ CÒN HƠN ÚNG NƯỚC”.
Bản thân cây mọng nước đã chứa rất nhiều nước để nuôi sống chính mình, dù có bỏ khô cây cả tháng thì cây vẫn sống được.
Lá nhăn nheo là biểu hiện của việc cây thiếu nước
.
...Để khô: Bạn có thể quan sát thấy lá cây hay bề mặt thân bị khô, nhăn so với ban đầu thì chính là cây đang thiếu nước. Lúc này không nên đột ngột tưới nước quá nhiều khiến cây dễ bị úng, chỉ cần mỗi lần tưới nhiều hơn và sát ngày hơn so với bình thường, đồng thời đưa cây nơi có nắng không quá gắt, cây sẽ dần hồi phục lại như ban đầu.
Lá nhăn mềm rũ, èo uột là biểu hiện của việc cây thiếu nước
.
Úng nước: Ngược lại với việc để khô, thì úng nước khó cứu sống hơn nhiều. Khi bạn tưới quá nhiều, công thêm việc đất không thoát nước tốt khiên cây bị dư nước gây nứt thân lá, thậm chí hư rễ khiến cây chết úng. Lúc này dù bạn có ngưng tưới nước thì cũng không có hiệu quả, không có cách nào cứu chữa được.
Lá bị vàng rục, đụng nhẹ sẽ rơi ra hoặc mềm thúi là biểu hiện của việc úng nước
.

Tuy nhiên, một số trường hợp mới chỉ úng một phần thân, hay lá thì vẫn còn có khả năng cứu chữa.


Trường hợp úng ngọn hoặc cố tình cắt ngọn để cây ra nhiều nhánh con

.

Trường hợp úng phía trên đầu cây, bạn nên dùng dao sắc cắt bỏ toàn bộ phần thân, lá bị úng. Sau đó chăm sóc bình thường, một thời gian cây sẽ ra nhiều chồi mới hơn. Đây gọi là phương pháp hủy đỉnh. Người ta thường cố ý hủy đỉnh sen đá để tạo ra nhiều cây con với tỉ lệ thành công cao.


Cắt phần đầu úng để mọc nhiều cây con
.

Một số cây sen đá có phần thân lớn, già, bị úng ngay ở giữa thì có thể cứu bằng cách cắt ngang thân, bỏ đi khúc úng ở giữa. Phần thân từ rễ lên vẫn trồng bình thường vì có khả năng lên chồi ở các mắt lá cũ. Còn phần thân trên cùng nên để nơi mát từ 3 đến 5 ngày để vết cắt khô, sau đó trồng lại vào đất ẩm nhẹ, tơi xốp, để nơi có ánh sáng nhẹ, một thời gian cây sẽ ra rễ mới.


Cắt bỏ phần thân hư úng để cứu sống cây
.
Bạn không nên sờ lên bề mặt cánh vì sẽ làm mất đi lớp phấn vừa mất thẩm mĩ vừa ảnh hưởng đến cây. Ngoài ra không tưới trực tiếp lên lá, đặc biệt môi trường điều hòa nếu tưới lên lá nước sẽ đọng lại gặp lạnh dễ bị úng cây chết.

Không nên để đọng nước trên lá sen đá. Sen đá thường có lớp phấn trắng phủ bề mặt
.
ÁNH NẮNG: 
Đa số cây mọng nước đều là loại ưa nắng. Vì vậy không gian tốt nhất để trồng cây là ngoài trời, ban công, cửa sổ có nhiều nắng.

Phơi nắng cho cây để cây quang hợp và giữ màu đẹp
.
Nếu bạn trồng cây ở nơi ít nắng, vào buổi sáng trước 11 giờ bạn nên đưa cây ra chỗ nhiều ánh sáng để cây quang hợp (ít nhất là 2 tiếng và cũng tùy từng loại cây). Bạn để ý có những cây thân cao, lá thưa là do cây bị thiếu ánh sáng nên chúng cố vươn mình lên cao.
Nếu cây thiếu nắng, cây sẽ mất đi vẻ đẹp vốn có, trở nên èo uột, nhợt nhạt thiếu sức sống.

Sen đá được phơi nắng có màu sặc sỡ và đầy đặn, còn không có nắng sẽ thưa lá và nhạt nhòa
.
...Không tưới nước khi cây đang ở dưới nắng gắt, hành động này không khác gì việc luộc cây dưới nắng đâu.
.
ĐẤT:
Đất trồng phải đảm bảo được độ tơi xốp, thoáng khí dễ thoát nước và đủ chất dinh dưỡng. Để thông thoáng đất phải được trộn với các loại đá có cấu tạo xốp nhằm tạo môi trường cho dễ non bám dính, giữ ẩm, kích thích rễ phát triển cũng như dễ thoát nước tránh tình trạng ngập úng. Thành phần đất trồng cây mọng nước thường có đá perlite, đá vermiculite, đá pumice, peatman, tro trấu và phân trùn quế,…
Đối với một chậu cây có đất phù hợp và không gian trồng cây cố định có nhiều nắng, bạn thậm chí còn không cần quá lo lắng khi chậu cây của mình bị đẫm nước vì một trận mưa.

Đất được trộn nhiều thành phần cần thiết giúp tơi xốp, cây phát triển tốt
.
Hạn chế thay đất cho cây, đặc biệt khi cây đang phát triển tốt. Nếu thực sự cần thay thì không nên thay hết đất, vì có thể cây sẽ không thích nghi hoàn toàn với mẫu đất mới. Vì thế nếu phải thay đất, nên giữ lại phần đất có rễ bám lại, hoặc nếu không thể giữ được thì dùng kéo sắc cắt bỏ dứt khoát một phần bầu đất, không nên dùng tay gỡ đất ra khỏi rễ làm giãn đứt hay dập rễ.

Khi thay chậu nên giữ nguyên bầu đất, hoặc cắt gọn tránh dập rễ
.
Mong là với chia sẻ nhỏ bé này sẽ giúp bạn bớt lo lắng và mạnh dạn tự tay trồng một vài chậu sen đá, xương rồng cho mình.
..
Tiệm cây của Cú bán cây, bán chậu, bán luôn cả đất trồng riêng cho cây Mọng nước, nhưng không bán nước và nắng, nên mình nhớ tưới đủ nước và dành cho cây “nhiều chút” nắng khi mang cây về nhà nhé.
🕒 07:30am – 10:30pm
☎️ 028 6258 5045
📌 262 Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, HCM
me88